Một số công nghệ mới, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, giúp các nền tảng lưu trữ trở nên an toàn hơn và dễ quản lý hơn, cùng với xu hướng chuyển dịch ngược từ đám mây.
Các tổ chức cần bộ lưu trữ linh hoạt, giá rẻ và hoạt động tốt. Nói như thế có vẻ đòi hỏi hơi quá, nhưng điều đó có thể thành hiện thực nhờ những tiến bộ trong công nghệ lưu trữ.
Các xu hướng lưu trữ dữ liệu sau cho năm 2024 sẽ gồm các cách thức mà các nhà cung cấp đang nỗ lực cải tiến, cũng như động thái của khách hàng đối với cách họ lưu trữ dữ liệu hiện nay.
1. Tích hợp AI
Xu hướng lưu trữ dữ liệu hàng đầu cho năm 2024 chắc chắn là việc sử dụng AI để quản lý lưu trữ. Trong tương lai, quản trị viên sẽ ngày càng sử dụng AI cho các tác vụ như lập kế hoạch và cấp phát dung lượng lưu trữ, và thậm chí là cho việc sao lưu cũng như các hình thức bảo vệ dữ liệu khác như dự đoán lỗi. AI đôi khi cũng hữu ích với các tác vụ di dời tải công việc.
Trong năm tới, nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ gần như chắc chắn sẽ giới thiệu thêm các tính năng hỗ trợ AI. Một số tính năng dựa trên AI này có thể sẽ trở thành tính năng lưu trữ tiêu chuẩn mà gần như tất cả các nhà cung cấp đều trang bị.
2. Bảo vệ ransomware tốt hơn
Ransomware vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với dữ liệu của tổ chức. Tất cả chỉ cần một cú click chuột là người dùng có thể kích hoạt lây nhiễm ransomware, dẫn đến mất dữ liệu diện rộng. Vì vậy, ngăn chặn ransomware phải là một trong những ưu tiên hàng đầu của tổ chức doanh nghiệp.
Giống như các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đang sử dụng AI để quản lý lưu trữ, họ có thể cũng sẽ sử dụng AI trong cuộc chiến chống lại ransomware. Ví dụ: NetApp sử dụng học máy làm công cụ để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công bằng ransomware. Nó giám sát các hành vi ransomware đã biết và hoạt động bất thường có thể báo hiệu trước một cuộc tấn công ransomware. Khi phát hiện những mẫu hình như vậy, sản phẩm sẽ dừng cuộc tấn công và có thể tự động khôi phục dữ liệu từ các bản sao tốt đã biết.
Các nhà cung cấp khác kỳ vọng cũng đi theo hướng này và sử dụng công nghệ học máy để phát hiện và ứng phó với ransomware.
3. Các công ty thay đổi cách sử dụng lưu trữ đám mây
Cách đây vài năm, dịch vụ đám mây dường như là xu hướng của tương lai và hầu hết các tổ chức đều áp dụng cách tiếp cận ưu tiên đám mây cho hoạt động CNTT. Tuy nhiên, trong vài năm qua, xu hướng lưu trữ dữ liệu này dường như đang có hơi hướng đảo ngược và việc “quay về” từ các dịch vụ đám mây ngày càng trở nên phổ biến.
Chi phí có lẽ là yếu tố lớn nhất vì ngày càng có nhiều tổ chức nhận ra chi phí thực sự của việc lưu trữ các tập dữ liệu lớn trên đám mây. Một số tổ chức cũng đang đưa dữ liệu về địa điểm nội bộ để đáp ứng các yêu cầu về tính tuân thủ, các vấn đề về hiệu suất hoặc đơn giản là nhu cầu linh hoạt hơn.
Đồng thời, thị trường lưu trữ dưới dạng dịch vụ (StaaS) tiếp tục phát triển. Allied Market Research dự đoán rằng việc sử dụng StaaS sẽ tăng 28,2% từ năm 2023 đến năm 2032.
Một lý do có thể giải thích cho xu hướng lưu trữ dữ liệu này là trong khi các tổ chức đang phải vật lộn với chi phí lưu trữ và sử dụng các tập dữ liệu lớn trên đám mây thì nhiều nhân viên vẫn tiếp tục làm việc từ xa. StaaS cung cấp cho những người dùng đó một cách dễ dàng để lưu trữ, truy cập và chia sẻ tệp bất kể vị trí địa lý của người dùng.
4. Trả phí dựa trên mức dùng cho các tải xử lý on-premises
Đám mây công cộng được áp dụng nhanh chóng một phần vì nó đưa ra cơ chế trả phí dựa trên mức dùng (consumption-base pricing). Thay vì đầu tư trước một khoản lớn vào phần cứng và phần mềm CNTT, các tổ chức có thể chạy tải xử lý của mình trên phần cứng của nhà cung cấp dịch vụ đám mây và chỉ trả tiền cho những tài nguyên họ tiêu thụ.
Chi phí vận hành trên đám mây đang khiến nhiều tổ chức chuyển khối lượng công việc của họ về nước. Tuy nhiên, việc đưa khối lượng công việc trở lại nội bộ không nhất thiết có nghĩa là từ bỏ mô hình chi trả theo mức dùng.
Ý tưởng sử dụng mô hình chi trả theo mức dùng ngay trong nội bộ không phải là điều mới mẻ. Rất lâu trước khi có các dịch vụ đám mây công cộng, các bộ phận CNTT đã sử dụng khoản bồi hoàn (chargebacks) để lập hóa đơn cho từng bộ phận đối với tài nguyên CNTT mà họ đã sử dụng. Tương tự như vậy, HPE đã đưa ra mô hình chi trả dựa trên mức tiêu dùng cho phần cứng trung tâm dữ liệu trong vài năm qua.
Xu hướng lưu trữ dữ liệu này dường như đang có đà phát triển khi các nhà cung cấp như Cisco, Dell, Pure Storage và Lenovo đều cung cấp mô hình này.
NguồnTech Target